Đóng góp và bối cảnh của những tiến bộ dịch tễ học [Phần I]: Dịch tả: hành động đúng dựa trên lí do đúng

February 16, 2014 by Kinh Nguyen

Những thành công của dịch tễ học có thể được xem xét theo từng vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc ảnh hưởng to lớn của nó lên phương pháp tìm hiểu và giải quyết các vấn đề sức khỏe. Năm trường hợp sau đây được giới thiệu do tính chất biểu tượng của nó và do những bài học có được cho phát triển dịch tễ học sau này.

Dịch tả: hành động đúng dựa trên lí do đúng


Các ví dụ kinh điển về thành công của dịch tễ học thường bắt đầu với những thành công với dịch tả hay về thuốc lá, dù vậy các vấn đề về các yếu tố quyết định các hiện tượng trên mức độ dân số như tỷ suất tử vong, tỷ suất sinh, và thay đổi dân số cũng có vị trí quan trọng trong khoảng đầu thế kỷ 191.

Thuật ngữ dịch tễ học chưa được sử dụng cho mãi đến những năm 1860 và chuyên ngành này chỉ bắt đầu nổi lên vào đầu thế kỷ 20. Tuy vậy cơ sở của Hội Dịch tễ học London (London Epidemiological Society) vào năm 1850 cho thấy rằng khái niệm về dịch tễ học đã tồn tại từ giữa thế kỷ thứ 19. Hội này ban đầu được khởi xướng để chỉ đạo các hoạt động chống dịch tả với tên gọi là Hội Y học Dịch bệnh (Epidemic Medical Society), với chủ trương là một hội chuyên trách về các nguyên nhân bệnh, phòng chống bệnh tật, và các vấn đề mà ngày nay có thể được coi là nghiên cứu dịch vụ y tế 2.

Các đóng góp của Thomas Proudfoot3.và Henry Gaulter4 trong đợt dịch tả ở Anh năm 1982 và của John Sutherland5, John Snow6 và William Budd7 trong vụ dịch vào giữa thế kỷ này là các công trình nghiên cứu mà hiện tại chúng ta nhìn nhận là mang tính dịch tễ học, mặc dù các nhà phê bình ngay vào thời đó cũng như gần đây chỉ ra nhiều điểm hạn chế trong phương pháp của họ89

Công trình của Snow có những ảnh hưởng đáng kể trong việc đem về những thành quả có lợi dài hạn cho y tế công cộng (dù ảnh hưởng thật sự của việc loại bỏ cột bơm nước đường Broad có thể là ít hơn nhiều những gì mọi người đã thường nghĩ, xem hình 1).10

Hình 1. Dịch tả tại quảng trường Vàng, đường Broad, London, 1854. Cột bơm nước bị loại bỏ khi trạng thái dịch thực sự đã giảm và có vẻ không có ảnh hưởng gì lên tình hình dịch, dù Reverend Henry Whitehead, người đã trình bày hình này nghĩ rằng việc đóng các bơm nước có thể đã giúp ngăn ngừa dịch tái xuất hiện

Điều thú vị là các phần cơ bản của các công trình lý thuyết và thực nghiệm này đưa đến kết luận mà hiện nay chúng ta coi là "sai" về mặt dịch tễ học cũng đã có những ảnh hưởng tích cực tới y tế công cộng. Những người đã từng nghĩ rằng dịch tả gây ra do khí độc qua đường không khí - thuyết khí độc - có nhiều khả năng cũng đã đưa ra yêu cầu thực hiện các hoạt động cải thiện vệ sinh môi trường như những người coi dịch tả là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các mầm bệnh - thuyết vi trùng - lưu ý là vào thời điểm này khoa học vẫn chưa biết đến sự tồn tại của vi trùng và tồn tại đồng thời 2 giả thuyết về nguyên nhân gây ra dịch tả, bệnh dịch hạch (cái chết đen) như trên.

Thuyết khí độc

Hình 2. Minh hoạ dịch tả thế kỷ 19 với lý thuyết rằng bệnh lây qua khí độc

John Snow đã nhận ra điều này, chấp nhận rằng lý thuyết của những người không tin vào việc dịch tả là bệnh truyền nhiễm là

“về mặt vệ sinh… cũng hữu ích như điều tôi tin là sự thật”
(John Snow là người theo thuyết vi trùng)

Dù một nghiên cứu được tiến hành với một phương pháp dịch tễ học "đúng đắn" cũng không thể đảm bảo việc tiến hành các chính sách y tế công cộng hiệu quả (và ngược lại), nhưng nó vẫn đặt nền tảng giúp cho không ngừng tăng cường hiểu biết về bệnh tật, điều mà sẽ đưa đến nhiều lợi ích. Do vậy thuyết khí độc (dù đối ngược với thuyết vi trùng) về bệnh dịch tả cũng giúp thúc đẩy các hoạt động can thiệp giúp giảm bớt mức độ trầm trọng của các vụ dịch tả sau này, nhưng nếu tiếp tục tin vào cơ chế thuyết khí độc sẽ hạn chế sự phát triển của các ý tưởng về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm (v.d. sự phát triển vắc-xin hay các liệu pháp can thiệp hoá trị riêng biệt).

Hành động đúng dựa trên những lí do sai, như những người theo thuyết khí độc, có thể tốt khi liên quan đến các kết cuộc y tế công cộng ngắn hạn, những sẽ trở thành trở ngại lớn cho các kết cuộc dài hạn. Việc John Snow và những người khác đã hành động đúng dựa trên một lí do đúng là một tính chất quan trọng cho cả dịch tễ học và y tế công cộng.

Kì sau: Thuốc lá: kết thúc một đại dịch hay những viễn cảnh mới của tiểu sát nhân màu trắng?


  1. Krieger N. Epidemiology and social sciences: towards a critical re-engagement in the 21st century. Epidemiologic Reviews 2000;22: 155–63.
  2. Lilienfeld DE. “The greening of epidemiology”: sanitary physicians and the London Epidemiological Society (1830–1870). Bull Hist Med 1979;52:503–28.
  3. Proudfoot T. Account of the epidemic cholera of Kendal. Edinburgh Medical and Surgical Journal 1833;39:70–103.
  4. Gaulter H. The origin and progress of the malignant cholera in Manchester. London, 1833.
  5. Sutherland Dr. Report of the General Board of Health. Epidemic Cholera of 1848–1849. Appendix A. London: W Clowes & Sons, Stamford Street, for Her Majesty’s Stationery Office, 1850.
  6. Snow J. On the mode of communication of cholera. 2nd edn. London: John Churchill, 1855.
  7. Budd W. Malignant Cholera: Its mode of propagation, and its prevention. London: John Churchill, 1849.
  8. Parkes EA. Review of Snow on Cholera. British and Foreign Medical Review 1855;15:449–63.
  9. Brown PE. Another look at John Snow. Anaesthesia and Analgesia Current Researches 1964;43:652–61.
  10. Whitehead H. Remarks on the outbreak of cholera in Broad Street, Golden Square, London, in 1854. Transactions of the Epidemiological Society of London 1867;3:99–104.

Comments

comments powered by Disqus