Công trạng của ai khi tần số của một bệnh giảm đi?

February 11, 2014 by Kinh Nguyen

Trong hơn 100 năm qua, tỷ suất tử vong của một số bệnh truyền nhiễm phổ biến đã giảm rất nhiều. V.d. tử vong do nhiễm trùng ở trẻ nhỏ như bệnh bạch hầu, ho gà và bệnh tinh hồng nhiệt hay tử vong do lao đã giảm đáng kể.

Điều này dễ dàng khiến mọi người liên kết những thành công này với những cải thiện trong điều trị hay hiệu quả của vắc-xin trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Edward Kass vào năm 1971 đã công bố một dữ kiện trình bày trong hình 1. Những biểu đồ này giải thích rằng với mỗi bệnh kể trên, mức giảm số tử vong chủ yếu xảy ra vào rất nhiều năm trước khi có các phương pháp điều trị hiệu quả hay vắc-xin trở nên phổ biến.

[caption id="" align="alignnone" width="598"] Hình 1. Giảm tỷ suất tử vong ở Anh và xứ Wales của (A) ho gà, (B) bạch hầu, (C) sốt tinh hồng nhiệt (trẻ em <15 tuổi), và (D) lao hệ hô hấp. (Nguồn: Kass EH: Infectious diseases and social change. J Infect Dis 123:110–114, 1971.)[/caption]

Hình 2 trình bày một xu hướng tương tự với tỷ suất tử vong theo thời gian của bệnh sốt thấp khớp trong thế kỷ 20. Rõ ràng là hầu hết mức giảm tỷ suất tử vong xảy ra trước rất lâu các phát hiện của penicillin và các điều trị kháng cầu khuẩn chuỗi.

[caption id="" align="aligncenter" width="375"] Hình 2. Giảm tỷ suất tử vong thô do sốt thấp khớp, Mỹ, 1910–1977. (Nguồn Gordis L: The virtual disappearance of rheumatic fever in the United States: lessons in the rise and fall of disease. T. Duckett Jones Memorial Lecture. Circulation 72:1155–1162, 1985.) [/caption]

Điều gì có thể giải thích việc giảm trông thấy tỷ lệ tử vong trên ngay cả khi chưa có bất cứ vắc-xin hay phương pháp điều trị nào sẵn có? Lý thuyết mà nói, khi chúng ta quan sát thấy sự giảm tỷ suất tử vong của một bệnh truyền nhiễm, có thể là người phơi nhiễm với các (vi) sinh vật liên quan có thể đã giảm, hoặc độc lực của (vi) sinh vật có thể đã giảm bớt. Tuy nhiên, một giải thích nhiều khả năng phù hợp hơn cho sự giảm tỷ suất tử vong trong các v.d. trên là do kết quả của những cải thiện trong điều kiện xã hội và không liên quan đến bất kỳ can thiệp y khoa nào. Trong thực tế Kass đề tên bài báo năm 1971 của ông, bài báo trình bày hình Hình 1 là “Các bệnh truyền nhiễm và thay đổi xã hội.” Mặc dù các nhân tố có thể có liên quan thì không phải là rõ ràng, như nơi ăn ở được cải thiện, bao gồm cả việc vệ sinh và dinh dưỡng, cùng với các thay đổi đồng thời của lối sống, là các yếu tố chủ yếu có khả năng đã đóng góp đáng kể vào giảm tỷ suất tử vong các bệnh truyền nhiễm.

Chúng ta thường háo hức qui việc giảm tỷ suất tử vong cho các can thiệp y khoa. Tuy nhiên, bài học từ những v.d. và biểu đồ minh họa trên là chúng ta nên thận trọng trước khi kết luận rằng một sự giảm tỷ suất tử vong nào là kết quả của can thiệp y khoa. Vì những khó khăn trong việc đưa ra những suy diễn về hiệu quả của chăm sóc y khoa chỉ từ những xu hướng giảm tỷ suất tử vong trong dân số chung, các nghiên cứu dịch tễ học nghiêm ngặt rõ ràng là cần thiết để đánh giá hiệu quả của các can thiệp y khoa khác nhau. Một số cách tiếp cận được sử dụng cũng như các thiết kế của các nghiên cứu như vậy để đánh giá các dịch vụ y tế bạn đọc có thể xem thêm trong Chương 17, Epidemiology - Leon Gordis - 5th edition.

Trích Epidemiology - Leon Gordis - 5th edition.

Comments

comments powered by Disqus