Đóng góp và bối cảnh của những tiến bộ dịch tễ học [IV]: Lão hoá dân số ở các nước đang phát triển: nghịch lý về sự thành công

February 23, 2014 by Kinh Nguyen

Thành công trong việc loại trừ bệnh đậu mùa 3 và chương trình tiêm chủng mở rộng 4 là những thành tựu nổi bật của y tế công cộng trong áp dụng dịch tễ học ứng dụng, nhất là trong những nước nghèo trên thế giới. Các thành công tiêu biểu khác có thể kể đến là sự áp dụng rộng rãi những cải cách về vệ sinh tiêu biểu như nhà vệ sinh và giếng ống.5

[caption id="" align="aligncenter" width="351"] Lính Canada đào rãnh vệ sinh đơn giản trong thế chiến thứ II, rãnh sẽ được lấp đất trở lại để tránh xú uế và các bệnh tật liên quan[/caption]

[caption id="" align="aligncenter" width="351"] Giếng ống cung cấp nước sạch góp phần quan trọng trong phòng ngừa các dịch bệnh lây lan qua đường nước[/caption]

Tuy vậy khi đánh giá bản chất các vấn đề sức khỏe trong các nước đang phát triển cái nhìn phương Tây chỉ tập trung vào những phần toàn thể dễ nhận thấy. Vấn đề chính đương nhiên vẫn là nghèo và các biểu hiện khác nhau của nó: đói kém, thiếu hiểu biết, bệnh tật và chết trẻ. Do vướng mắc giữa các chính sách y tế của các tổ chức viện trợ quốc tế và những trói buộc của chính phủ trong các thỏa thuận trả nợ, các yếu tố quyết sẽ định nghèo đói - cụ thể là các yếu tố liên quan giữa nghèo đói với nhu cầu giữ vững tình trạng giàu mạnh của các nước giàu - đã hoàn toàn bị phớt lờ.6

Rabindranath Tagore, nhà thơ vĩ đại của Bengali viết về cách nhìn của một người khi nhìn vào hoàn cảnh của một đất nước khác trong tác phẩm Đông và Tây rằng: “Chúng ta tự thân không thể xác định được bản thân mình là gì một cách toàn thể được, vì ta biết quá nhiều về mình... nhưng với một miền đất lạ, chúng ta lại cố tìm cách bù đắp những thiếu thốn thông tin qua những thông tin đúc kết từ những điều khái quát chung, những điều mà hình thành từ sự cảm nhận thiếu hoàn hảo của bản thân”. 7 Thông tin “đúc kết” đó trong thế kỷ 20 chính là kiểm soát dân số , điều mà gần đây được xác định lại với những hoạt động và trách nhiệm rộng hơn chứ không chỉ đơn giản là việc kế hoạch hoá gia đình.8
Các nhà làm chính sách phương Tây đã tin là kiểm soát dân số chính là chìa khóa giúp phát triển kinh tế, giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh và tử vong mẹ, và tránh được bẫy dân số - theo đó dân số trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh về qui mô do giảm tỷ suất tử vong không tương xứng với giảm tỷ suất sinh.9 Các chương trình kế hoạch hóa gia đình đã thành công trong phạm vi của mình, khi đi đôi với các phát triển kinh tế.10

Quả thực thành công đích thực của những chương trình cải thiện sức khỏe, và những phát triển kinh tế trong những thập kỷ vừa qua lại chính là sự lão hóa dân số ở các quốc gia nghèo.11 Chỉ có riêng vùng cận Sahara Châu Phi là không đạt được những tiến triển trong tuổi thọ trung bình, và có một số trường hợp chiều hướng tốt còn đang mất dần.12 Cho dù vậy, 61% người cao tuổi trên thế giới có tuổi 60, với số sống trong các nước đang phát triển ngày càng nhiều thêm và con số này sẽ tăng đến 70% vào năm 2025. Đến năm 2020, các quốc gia như Cuba, Agentina, Thailand và Sri Lanka sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi nhiều hơn ở Mỹ hiện nay.13

Đáng tiếc là các cơ quan quốc tế, các tổ chức song phương và phi chính phủ có mục đích thúc đẩy phát triển lại im lặng một cách lạ kỳ khi nói đến mừng thành công chủ yếu của mình — lão hóa dân số — và miễn cưỡng một cách khác thường khi phải tập trung vào những thách thức và nhu cầu mới mà các quốc gia đang phải đối mặt trong sự chuyển dịch dân số nhanh chóng này.

Phần V. Dịch tễ học trên qui mô dân số với dịch tễ học lâm sàng


  1. Forsdahl A. Are poor living conditions in childhood and adolescents an important risk factor for arteriosc lerotic heart disease? Br J Prev Soc Med 1977;31:91–95. 
  2. Kuh D, Ben-Shlomo Y (eds) A life course approach to chronic disease epidemiology. Oxford: Oxford University Press, 1997. 
  3. Fenner F, Henderson DA, Arita I, Jezek Z, Ladnyi ID. Smallpox and its Geneva:WHO, 1988. 
  4. World Health Organization. Report of the expanded programme of immunisation. EPI/GEN/88/Wp.4, Geneva: WHO, 1988. 
  5. Cairncross S, Feacham R. Small water supplies. London: Ross Institute and Advisory Service. 1978. 
  6. Haines A, Smith R. Working together to reduce poverty's damage Br Med J 1997;314:529. 
  7. Dutta K, Robinson A (eds). Rabindranath Tagore. An Anthology. London: Picador, 1997. 
  8. McIntosh CA, Finkle JL. The Cairo conference on population and development: a new paradigm? Pop Dev Review 1995;21:223–60. 
  9. King M, Elliott C. Double think—a reply. World Health Forum 1995; 16:293–98. 
  10. Kelly AC. Economic consequences of population change in the Third World. Journal of Economic Literature 1988;26:1685–718. 
  11. Ross JA, Frankenberg E. Findings from two decades of family planning research. New York. Population Council, 1993. 
  12. Kalache A. Aging worldwide. In Ebrahim S, Kalache A (eds) Epidemiology in Old Age. London: BMJ Publications, 1996. 
  13. Randel J, German T, Ewing D. The Aging & Development Report. Poverty, Independence and the World's Older People. London: HelpAge International. Earthscan Publications, 1999. 

 

Comments

comments powered by Disqus