Cấp cứu ban đầu cứu sống nạn nhân

November 20, 2012 by nguyensung

Khi chứng kiến một tai nạn xảy ra với bạn bè, đồng nghiệp bạn sẽ làm gì? Khi một người thân bị bệnh bạn sẽ làm gì? Và tôi nhận thấy trong những đêm trực của mình luôn có những bệnh nhân được đem tới cấp cứu trong những tình trạng chưa hề được băng bó hay xử trí gì. Chỉ trông chờ vào bác sĩ, nhưng có khi đã quá muộn màng mặc dù bác sĩ cũng đã hết lòng cứu chữa
Vì vậy tôi khởi đăng những bài viết về cấp cứu ban đầu dưới dạng ngắn gọn và dễ hiểu nhằm giúp độc giả có thể tự chăm sóc mình và chăm sóc người khác khi hữu sự.

BÀI 1: CẤP CỨU BAN ĐẦU LÀ GÌ

MỤC ĐÍCH BÀI VIẾT

Cung cấp một cách tổng quát những kiến thức cơ bản trong cấp cứu nạn nhân bị tai nạn thương tích để bạn đọc biết;

  •       Di chuyển nạn nhân khỏi hiện trường an toàn
  •       Băng vết thương hiệu quả
  •       Cầm máu vết thương thành công
  •       Cố định nạn nhân bong gân gãy xương đúng
  •       Duy trì sự an toàn va chức năng sống tối thiểu cho nạn nhân

MỤC ĐÍCH CẤP CỨU BAN ĐẦU

  •        Ngăn ngừa tổn thương thêm
  •        Duy trì sự sống
  •        Giúp nạn nhân bớt lo lắng, bớt đau
  •        Hạn chế sốc chấn thương, tạo điều kiện cho trị liệu tiếp theo.

THƯ� NG TỔN TRÊN N�� N NHÂN
Từ nông vào sâu

  •        Vết thương trầy da sưng bầm
  •         Vết thương tróc da do bị bỏng chà xát
  •         Vết thương có chảy máu nhiều do bị cắt, đâm
  •        Bong gân, trật khớp, đứt dây chằng khớp
  •        Gãy xương.

 NGUYÊN TẮC

  • Bình tĩnh – khẩn trương – chính xác – hiệu quả
  • Không biến mình trở thành nạn nhân tiếp theo
  • Cấp cứu nạn nhân nặng trước
  • Gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất

GIẢI PHÁP
Cách ly những nguyên nhân gây tai nạn và những yếu tố nguy hiểm tiếp theo

  •       Cúp nguồn điện và cách ly dây dẫn điện ra khỏi nạn nhân
  •       Dập lửa và cách ly những vật dụng dễ cháy nổ ( Gas, xăng…)
  •       Di chuyển những vật dễ gãy đổ hoặc
  •       Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm nếu được
  •       Quan sát xem nạn nhân có bị tắc đường thở không
  •      Thông đường thở ngay bằng cách lấy bụi cát…khỏi mũi miệng nạn nhân
  •       Đắp khăn ướt lên mũi miệng nạn nhân nếu có khói hoặc hơi gây ngạt
  •       Hà hơi thổi ngạt nếu cần ( bài khác)
  •       Bắt mạch cảnh nạn nhân xem còn đập không, Tim còn đập không?
  •       Quan sát xem có máu chảy nhiều không ( băng bó vết thương)
  •       Ấn tim ngoài lồng ngực nếu cần ( bài khác)

Chú ý chấn thương, trật khớp, gãy cột sống

  • Gọi hoặc ấn trước ngực xem nạn nhân tỉnh hay mê
  • Nếu nạn nhân tỉnh nói nạn nhân giơ tay, chân lên xem được không
  • Đau ở đâu? Có biến dạng phần nào cơ thể không
  • Nếu đau ở cột sống thì phải di chuyển nạn nhân theo kỹ thuật của chấn thương cột sống
  • Nếu nạn nhân mê thì xem như nạn nhân có chấn thương cột sống, phải di chuyển nạn nhân theo kỹ thuật của chấn thương cột sống

Comments

comments powered by Disqus