Cảnh báo tai nạn do điện

November 11, 2012 by nguyensung

Tại Bệnh viện Quận Tân Phú trong 2 ngày 17/05 và 18/05 đã tiếp nhận 3 trường hợp tử vong trước nhập viện tuổi còn rất trẻ từ 25 – 26 tuổi. Trong đó một ca các bác sĩ không rõ nguyên nhân và một ca chết do té từ trên cao xuống khi bị điện giật làm bể lún biến dạng hộp sọ, ca còn lại được người nhà chủ đưa đến trong tình trạng toàn thân dính đầy cát do đang làm thợ xây cho chủ nhà, chủ nhà khai nạn nhân đang làm thì lăn ra chết nhưng bác sĩ trực hôm đó nói “nghi ngờ 90% là chết do bị điện giật – nguyên nhân chính xác thì phải đợi giám định y khoa và điều tra của công an”.

Làm sao để giảm những cái chết thương tâm không đáng có như trên? Chỉ có cách chúng ta phải hiểu điện nguy hiểm thế nào, phải thận trọng như nào khi làm việc gần những nơi có dây dẫn điện và chúng ta phải biết cách câp cứu nạn nhân khi bị điện giật ngay từ đầu. có như thế mới giảm những cái chết thương tâm không đáng có như các trường hợp nêu trên.

ĐIỆN GIẬT LÀ GÌ

-Trong mỗi cơ thể chúng ta luôn có dòng điện sinh lý.
-Khi có dòng điện truyền qua cơ thể sẽ làm đảo lộn dòng điện sinh lý gây ngưng tạm thời hay vĩnh viễn hoạt động của tim – não – hô hấp.

DÒNG ĐIỆN GÂY TỔN THƯ� NG GÌ

-Gây tổn thương nhiệt: bỏng, cháy.
-Tổn thương các cơ quan trong cơ thể (đây là tổn thương làm chết người hoặc để lại di chứng nặng nề)
-Tổn thương do té ngã sau khi bị điện giật: gẫy xương, bể đầu…

Tổn thương phụ thuộc:

-Dòng điện loại nào: một chiều (điện ác-qui..) hay xoay chiều (điện lưới, điện nhà)

-Điện thế dòng điện (dòng điện cao thế sẽ gây chết người hơn)

-Thời gian tiếp xúc lâu hay nhanh (tiếp xúc lâu sẽ nguy cơ chết cao)

-Đường đi của dòng điện qua cơ thể (gần tim, não sẽ gây chết cao)

-Kháng trở nơi tiếp xúc và nơi dòng điện đi qua (da ướt sẽ dẫn điện tốt hơn, gây chết cao hơn)

BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

-Bỏng ngoài da, cháy da cơ

-Giảm hoặc mất vận động tạm thời

-Co cứng, co giật, liệt cơ, mất cảm giác

-Ngất, hôn mê

-Ngưng tim ngưng thở

-Chết ngay không kịp cấp cứu

CẤP CỨU BỊ ĐIỆN GIẬT

-Quan sát hiện trường tránh biến mình thành nạn nhân tiếp theo

-Nhanh chóng dùng đồ vật không dẫn điện ( gỗ khô, nhựa) cách ly dây dẫn điện ra khỏi nạn nhân hoặc cúp cầu dao nếu được.

-Lay gọi nạn nhân xem tỉnh hay mê ( nhấn tay nơi ngực hoặc nhân trung nạn nhân)

-Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập: quan sát xem nạn nhân có tổn thương gì khác không để xử trí ( nẹp xương gãy, băng vết thương, vết phỏng..). gọi 115 hỗ trợ.

-Nếu nạn nhân ngưng tim, ngưng thở: xoa bóp tim ngoài lồng ngực ngay tức khắc.

-Chuyển tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 hỗ trợ.

-Trong khi chuyển phải tiến hành xoa bóp tim liên tục tới khi có can thiệp của bác sĩ.

PHÒNG NGỪA ĐIỆN GIẬT

-Luôn làm việc khi còn đủ sức khỏe, tỉnh táo, không cố sức làm cho hết việc

-Thận trọng khi làm việc gần dây dẫn điện: trong từng thao tác, nhất là khi cầm những vật dụng như sắt, thép, nhôm…

-Khi tiếp xúc với dây dẫn điện phải cúp cầu dao và dùng bút thử điện lại trước khi chạm tay vào.

-Khi làm việc trên cao phải có dây an toàn hoặc lưới an toàn.

-Không làm việc một mình gần dây dẫn điện.

-Dùng các trang thiết bị bảo hộ của ngành điện.

Comments

comments powered by Disqus