Tổ chức hội thảo phương pháp nghiên cứu trong khoa học sức khỏe

by Kinh Nguyen

Phiên thứ Tư của Ủy ban Tư vấn Nghiên cứu sức khỏe Tây Thái Bình Dương (WPACHR) tổ chức vào tháng Tư năm 1979 đã ra khuyến nghị rằng Văn phòng Tổ chức Y tế Thế Giới Tây Thái Bình Dương (WPRO) chuẩn bị các hội thảo về thiết kế và phương pháp nghiên cứu trong các nước thành viên, chú trọng vào việc chuẩn bị các đề cương xin tài trợ nghiên cứu. Theo đó 14 hội thảo quốc gia đã được tổ chức từ năm 1981 đến 1991 cùng với sự hợp tác với các cơ quan đối tác quốc gia: bốn ở Trung Quốc; hai ở Malaysia, Papua New Guinea và Philippines; và một ở Brunei Darussalam, Fiji, Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Việt Nam.

Nhiều người trước đó đã tỏ ý ngờ vực rằng liệu có thể giảng dạy nghiên cứu qua các khóa tập huấn ngắn hạn như các hội thảo quốc gia WHO tổ chức. Những chỉ trích như vậy là hoàn toàn có thể hiểu được, do nghiên cứu đòi hỏi rất nhiều về động lực cá nhân, một loạt các kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng sáng tạo mà khó có thể thu được thông qua học tập bị động trong các khóa ngắn hạn; tuy vậy nhiều người tin rằng các nhà khoa học trẻ và các nhân viên y tế có thể hưởng lợi từ các khóa ngắn hạn tập trung vào thiết kế nghiên cứu. Nếu những người đã theo học những khóa này có thể hiểu và nhớ được những bước cần thực hiện khi xây dựng các dự án nghiên cứu thì lợi ích có được là rất lớn.

Rất nhiều các nước đang phát triển đã nhận thấy nhu cầu nghiên cứu của mình và đang phấn đấu để phát triển khả năng nghiên cứu của họ. Tuy nhiên ít có khả năng các quốc gia này có thể có đạt được các nhà dịch tễ học và thống kê đủ tư cách chính thức trong 15 năm tới để cung cấp cho tất cả các chương trình nghiên cứu trong cần chuyên môn riêng biệt của họ. Người ta có thể nhớ về những nỗ lực nghiên cứu như vậy đã từng là một phần trong nỗ lực của chúng tôi để đạt tới mục tiêu “sức khỏe cho mọi người vào năm 2000”.

Vậy người làm chính sách cần phải làm gì? Một cách tiếp cận là tổ chức các khóa ngắn hạn để tập huấn phương pháp nghiên cứu và đồng thời gia tăng số chuyên gia nghiên cứu được đào tạo thông qua các chương trình đào tạo dài hạn. WHO đã đi đầu trong cách tiếp cận này với trên 50 khóa đào tạo ngắn hạn về phương pháp nghiên cứu đã được các văn phòng khu vực tài trợ, nhiều nhất là ở SEARO, và tiếp theo là WPRO. Cả hai khu vực đã chế định các cơ cấu tổ chức trong lĩnh vực lên kế hoạch và thực hiện nghiên cứu.

Mục tiêu chính của các khóa học như vậy là để cung cấp cho người tham gia một cách tiếp cận hệ thống để thực hiện nghiên cứu, với mong đợi rằng họ sẽ truyền đạt cách tiếp cận này tới cộng đồng nghiên cứu nói chung và truyền lại kiến thức và kỹ năng thu được trong các hội thảo tới các nhà nghiên cứu trẻ và học viên. Người tham gia khóa học được mong đợi sẽ có thể tự thực hiện các khóa tập huấn ngắn hạn tại cơ quan của mình để truyền đạt các quy tắc trong nghiên cứu khoa học cần được các nhà nghiên cứu tuân theo triệt để để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đầy đủ, khách quan và không sai lệch.

Do đó, sau khóa học người tham gia cần có khả năng:

  • hiểu và đánh giá đúng các phương pháp khoa học khi các phương pháp này được áp dụng trong các nghiên cứu thiết yếu cho thực hành lâm sàng đúng, phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật và cung cấp chăm sóc sức khỏe;

  • cho phát biểu chính xác về vấn đề cần nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu về vấn đề đó;

  • nhận diện được sự xác đáng của vấn đề được nghiên cứu đối với sự phát triển y tế quốc gia hoặc địa phương;

  • trình bày các giả thuyết hợp lý để sau đó có thể kiểm định qua các phương pháp khoa học để cho các kết quả giá trị và hữu ích;

  • xây dựng đề cương nghiên cứu qua chọn lựa và áp dụng các phương pháp và thiết kế nghiên cứu thích hợp;

  • thực hiện nghiên cứu;

  • diễn giải đúng và trình bày có hiệu quả kết quả với các nhà nghiên cứu và nhà khoa học đồng nghiệp, các nhà làm chính sách và quản lý và cộng đồng; và

  • đào tạo các nhà khoa học trẻ về các khái niệm trên.

Khuôn khổ cho phương pháp nghiên cứu, những khóa mà người tham gia được mong đợi sẽ làm chủ được trình bày trong Bảng [tab:appframe].

Khuôn khổ đào tạo phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu và phương pháp khoa học định nghĩa, vai trò, phạm vi của nghiên cứu
  các nguyên tắc khoa học
  suy diễn và giả thuyết
  chứng cứ khoa học và xác suất
Thiết kế nghiên cứu dân số nghiên cứu
  chọn mẫu
Khảo sát chọn đối chứng
Các nghiên cứu phân tích phòng tránh sai lệch
Thử nghiệm kiểm soát các yếu tố gây nhiễu
Xây dựng đề cương nghiên cứu xác định vấn đề
  xác định các câu hỏi
  phát biểu mục tiêu
  chọn thiết kế nghiên cứu
  lên kế hoạch thực hiện
Thực hiện nghiên cứu thu thập dữ kiện
  đối chiếu kiểm tra dữ kiện
  xử lý dữ kiện
  phân tích dữ kiện
  diễn giải kết quả
Trình bày kết quả bài báo khoa học
  báo cáo tại hội thảo
  trình bày cho nhà quản lý và lập chính sách
  trình bày cho cộng đồng

[tab:appframe]

Phương pháp của hội thảo là để cung cấp một khuôn khổ khái quát về phương pháp và thiết kế nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu y sinh và áp dụng trong hệ thống y tế. Thường một chủ đề sẽ được giảng viên giới thiệu qua các khái niệm và nguyên tắc, sau đó là một phiên thực hành và/hoặc người tham gia trình bày.

Hội thảo thực hiện trong hai tuần.

Các cấu phần của hội thảo

  1. Giới thiệu nghiên cứu

    1. chính sách nghiên cứu của WHO và phối hợp nghiên cứu quốc gia;

    2. giới thiệu nghiên cứu và phương pháp khoa học; định nghĩa, phân loại nghiên cứu, cơ sở khoa học của nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, lên kế hoạch và quản lý nghiên cứu; và

    3. các khái niệm về nghiên cứu hệ thống y tế.

  2. Hệ thống thiết kế nghiên cứu chung, các vấn đề liên quan trong xây dựng đề cương nghiên cứu theo chuẩn của WHO

    1. kế hoạch nghiên cứu

      • chọn và hình thành các vấn đề nghiên cứu;

      • đánh giá các thông tin hiện có;

      • phát biểu các mục tiêu và giả thuyết nghiên cứu; và

      • phương pháp và thiết kế nghiên cứu để kiểm định giả thuyết.

    2. tiến hành nghiên cứu

      • thu thập dữ kiện;

      • xử lý và phân tích dữ kiện;

      • diễn giải và kết luận; và

      • báo cáo cuối cùng và công bố.

  3. Lựa chọn thiết kế và chiến lược nghiên cứu thích hợp

    1. các chiến lược mô tả;

    2. các chiến lược phân tích: nghiên cứu đoàn hệ và bệnh-chứng; và

    3. các chiến lược thực nghiệm: thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu can thiệp.

  4. Cơ sở về thống kê

    1. thống kê cơ bản;

    2. chọn mẫu và cỡ mẫu;

    3. kiểm định ý nghĩa: kiểm định giả thuyết theo thống kê; và

    4. các kỹ thuật bảng sống.

  5. Thực tập và chuẩn bị đề cương

    1. theo chuẩn đề cương nghiên cứu của WPRO; và

    2. xây dựng đề cương (theo nhóm).

  6. Xem xét bổ trợ thêm

    1. sai lệch và gây nhiễu;

    2. đạo đức trong nghiên cứu y sinh; và

    3. quản lý dữ kiện và máy tính (đi thực địa).

Lưu đồ các hoạt động trong một hội thảo về phương pháp nghiên cứu y tế và mẫu thời gian biểu được trình bày trong Hình [fig:luudohoatdong] và Bảng [tab:thoigianbieu].

Đối tượng tham gia

Số người tham gia nên khoảng 25 người, gồm những người đang nắm giữ các vị trí tương đối như

  1. giảng viên trong các trường y khoa, hoặc

  2. nhân viên y tế có thâm niên thật sự quan tâm phát triển khả năng nghiên cứu, hoặc

  3. các nhà nghiên cứu hoạt động chính trong lĩnh vực y tế.

Giảng viên

Các cán bộ giảng dạy cần bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực phù hợp với phương pháp nghiên cứu y tế.

Không có chuẩn cố định để sắp xếp các nội dung cho một khóa học. Học phần gợi ý ở đây bao hàm chỉ một số lĩnh vực, có thể mở rộng hoặc giảm bớt tùy theo mục tiêu, thời lượng khóa học và kinh nghiệm của người học. Cũng không có chuẩn cố định để đưa các học liệu vào các buổi học, điều này dĩ nhiên tùy thuộc vào phong cách dạy và hậu cần. Học phần bao gồm ba tầng hướng dẫn chính: phiên về phương pháp, phiên về thực tập và thực hành và phiên về các nội dung liên quan đến một hội thảo cụ thể.

  1. Cấu phần về phương pháp

    1. Hệ thống thiết kế nghiên cứu

      Hạt nhân của cấu phần phương pháp là cấu trúc hay hệ thống của thiết kế nghiên cứu như trình bày trong Hình Hình [fig:hethongtknc]. Bốn bước đầu tiên cấu thành đề cương nghiên cứu và bốn bước tiếp sau thể hiện thực hiện nghiên cứu, phân tích và diễn giải dữ kiện, và chuẩn bị cho các báo cáo tiến độ và báo cáo khoa học. Mỗi bước này đều cần được nêu ra. Cần nêu cụ thể hơn trong bốn bước đầu tiên nhất là bước 4. Trong phiên dành cho mô tả hệ thống, các mục đặc biệt trong bước 4 (kế hoạch nghiên cứu) và bước 7 (phân tích dữ kiện) có thể phác thảo đủ để hiểu được còn các chi tiết về các mục này có thể để sang phiên về dịch tễ học, thống kê và khoa học xã hội.

      Có thể minh họa hệ thống thiết kế nghiên cứu từ các tài liệu khoa học có liên quan đến khóa học nếu thời gian cho phép.

    2. Phương pháp và khái niệm dịch tễ học

      Hướng dẫn về những lĩnh vực này cần phù hợp và liên quan đến thiết kế nghiên cứu về mục tiêu khóa học, thời lượng và kinh nghiệm của người học. Cần nhớ là đây không phải là một khóa học dịch tễ học và do đó không có dự định hoặc mong đợi cho ra những “nhà dịch tễ học tức thời”. Các chủ đề trong dịch tễ học được xem là phù hợp cho hầu hết các khóa ngắn hạn là:

      • mô tả và đo lường trong dịch tễ học;

      • các loại thiết kế nghiên cứu (mô tả, phân tích, thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm và lượng giá);

      • đánh giá nguy cơ và đo lường ảnh hưởng trong mỗi loại thiết kế nghiên cứu; và

      • sau lệch, gây nhiễu và suy diễn nhân quả.

      Chi tiết hơn về bốn lĩnh vực này sẽ tùy thuộc vào thời lượng của khóa học. Các khái niệm khác có thể thêm vào trong những khóa riêng biệt.

    3. Sinh thống kê

      Hướng dẫn về sinh thống kê cũng cần theo những hướng dẫn chung như cho dịch tễ học. Các khóa ngắn hạn không thể đủ sức giải quyết chi tiết rất nhiều khái niệm và quy trình thống kê. Như trong dịch tễ học, tất cả các hướng dẫn về thống kê cần phù hợp và liên quan tới thiết kế nghiên cứu. Các chủ đề về thống kê được coi là phù hợp cho các khóa ngắn hạn là:

      • quy trình chọn mẫu và phân bổ ngẫu nhiên;

      • xác định cỡ mẫu; và

      • kiểm định ý nghĩa.

      Lương thông tin chi tiết sẽ tùy thuộc vào mục tiêu khóa học, thời lượng và kinh nghiệm của người học. Với người mới học ta có thể thêm các nội dung:

      • thống kê mô tả và trình bày dữ kiện; và

      • định hướng theo các kỹ thuật phân tích đặc iệt, như tương quan, hồi quy, phân tích đa biến và kỹ thuật bảng sống. Ít khóa học có đủ thời gian để trình bày chi tiết về các kỹ thuật này, cá biệt thì có thể trình bày chi tiết về một trong các kỹ thuật phân tích. Ví dụ trong các khóa về nghiên cứu phương pháp tránh thai, các kỹ thuật bảng sống có thể được trình bày một buổi riêng để tính hiệu quả và tỷ suất sử dụng tiếp.

      Các nhà thống kê có kinh nghiệm, các nhà khoa học xã hội hoặc các nhà dịch tễ học được đào tạo thống kê có thể giảng dạy phần thống kê của khóa học, với các ví dụ và bài tập từ các chủ đề có liên quan tới học viên. Người hướng dẫn cần xử lý khéo léo với khả năng thu nhận của người học và cần đáp ứng những hướng dẫn theo mức độ của họ.

      Lưu ý: với những người học không có kinh nghiệm, việc sử dụng các công thức có thể mang tính hù dọa và cần tránh sử dụng. Trong xác định cỡ mẫu, có thể dùng các bảng ước lượng cỡ mẫu bên cạnh hoặc thay vì các công thức. Tuy vậy người học cần biết những thông tin và giả định cần thiết để tính cỡ mẫu. Học viên cũng cần được khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp về thống kê khi phát triển thiết kế của mình chứ không phải sau khi thu thập dữ kiện.

    4. Các học liệu khoa học xã hội Hướng dẫn về các học liệu khoa học xã hội như các nghiên cứu định tính, điều tra dư luận, thiết kế bộ câu hỏi và phỏng vấn có thể được dạy bởi những giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chi tiết cũng sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, thời lượng và đối tượng tham gia.

  2. Thực tập và bài tập

    Có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ để thực tập và làm bài tập. Quan trọng nhất là học viên làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để phát triển đề cương nghiên cứu trong lĩnh vực có liên quan đến quan tâm của họ. Giảng viên và những người hướng dẫn thường sẽ được gán vào những nhóm khác nhau. Đề cương có thể là một bài tập đi theo những bước của thiết kế nghiên cứu và nên bắt đầu từ đầu khóa học càng sớm càng tốt. Kết quả cuối cùng sẽ là một bản soạn thảo đề cương nghiên cứu. Bài tập này giúp học qua thực hành và đã được chứng minh là rất nhiều vấn đề về phương pháp và khái niệm đã trở nên rõ ràng hơn thông qua những buổi này.

  3. Các lĩnh vực khu trú

    Các lĩnh vực chủ đề để phát triển thiết kế nghiên cứu được gọi là lĩnh vực khu trú. Một ví dụ trong khóa học về phương pháp nghiên cứu cho các thử nghiệm lâm sàng về phương pháp tránh thai. Lĩnh vực khu trú là phương pháp tránh thai và điều hòa sinh sản từ các góc độ sinh lý, lâm sàng, văn hóa và dịch vụ y tế. Một lần nữa, các hướng dẫn cần thiết về lĩnh vực khu trú cần được cung cấp để có thể phát triển thiết kế nghiên cứu liên quan.

  4. Viết báo cáo

    Là phần không thể thiếu trong hệ thống (bước 8), cần dành ra một phiên riêng biệt trong khóa học. Hầu hết người tham gia những khóa này sẽ đánh giá cao các hướng dẫn để chuẩn bị không chỉ là báo cáo khoa học mà cả các báo cáo tiến trình và báo cáo cuối kỳ cho các mục đích hành chính khác.

[htbp]

rl*6p2.6cm & & Thứ 2 & Thứ 3 & Thứ 4 & Thứ 5 & Thứ 6 & Thứ 7 & 8:30-10.00 & Khai mạc; Khuôn khổ chương trình & Hệ thống thiết kế nghiên cứu; Bước I, II, III & Thiết kế nghiên cứu; Bước V, VI, VII, VIII & Nghiên cứu về tiêu chảy ở Philippines & Kiểm định ý nghĩa & Đọc các dự án chọn lọc, Thảo luận các sai lầm & 10:15-11:45 & chương trình nghiên cứu của WHO; Khais niệm về nghiên cứu dịch vụ y tế & Bước IV & Ôn lại thống kê mô tả & Nghiên cứu đoàn hệ: tiến cứu, lịch sử, tiên lượng & Thiết kế bộ câu hỏi và phỏng vấn khảo sát & & 1:15-2:30 & Tập huấn phương pháp nghiên cứu & Đề cương nghiên cứu theo chuẩn WHO & Cách tiếp cận bảng sống & Cách trình bày dữ kiện (bảng, biểu) & Nghiên cứu bệnh đường hô hấp cấp ở Philippines & & 2:45-4:00 & Mô tả dịch tễ học; Sự xuất hiện bệnh; hiện mắc mới mắc; các chỉ tố sức khỏe; giới thiệu về diễn giải & Minh họa thiết kế nghiên cứu qua một thử nghiệm lâm sàng & Giới thiệu các chiến lược; Cắt ngang mô tả; điều tra cộng đồng & Các vấn đề đạo đức; Lựa chọn dự án nghiên cứu cho học viên & Thực hành theo nhóm; Xác định vấn đề; Tìm hiểu y văn; Hình thành giả thuyết & & 8:30-10.00 & Nghiên cứu bệnh-chứng & Hồi quy, tương quan và chủ đề theo định hướng & Thử nghiệm lâm sàng và thực địa & Đánh giá bài báo II và III & Tham quan trung tâm máy tính; Nhóm 1 theo hướng hệ thống thông tin y tế & Trình bày; Nhóm 2; Bế mạc & 10:15-11:45 & Kiểm định ý nghĩa II & Sai lệch và Suy diễn nhân quả & Xác định cỡ mẫu & Viết báo cáo khoa học & & & 1:15-2:30 & Chọn mẫu và đối chứng & Đánh giá bài báo I & Lượng giá trong nghiên cứu dịch vụ y tế & Các yếu tố nguy cơ xơ vữa bệnh mạch vành ở đàn ông Hàn quốc & Thực hành; Kế hoạch phân tích (các bảng câm, biểu đồ) & & 2:45-4:00 & Thực hành: Bước I, II, III & Thực hành: Bước IV & Thực hành: Mẫu/Bộ câu hỏi & Thực hành: hoàn tất đề cương theo chuẩn WHO & &

[tab:thoigianbieu]

Các khóa ngắn hạn đòi hỏi có sự tập luyện cho cả người lên kế hoạch, giảng viên và người tham gia. Kế hoạch về chương trình dạy của những khóa này thay đổi tùy theo tình hình địa phương; tuy nhiên, nhiều đặc điểm cần được xem xét khi lập kế hoạch chương trình giảng dạy.

  1. Chương trình học cần mang được các khái niệm và chức năng đa ngành, với những phần dành riêng cho mỗi lĩnh vực tùy vào mục tiêu và động lực của khóa học.

  2. Giảng viên cần chịu trách nhiệm chung cho toàn khóa học. Sự bổ trợ của các hướng dẫn và lưu chuyển hài hòa các hướng dẫn từ buổi này sang buổi khác là cốt yếu. Tuy vậy, có thể cần linh động hơn nhưng phải đảm bảo được điều này.

  3. Chương trình học trong khóa đào tạo về phương pháp nghiên cứu cần tập trung vào thiết kế nghiên cứu. Dịch tễ học, thống kê và các nội dung khác cần phù hợp trong hệ thống thiết kế nghiên cứu thay vì đưa ra như một học phần riêng. Điều này được trình bày kỹ dưới đây. Một số khóa có thể tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như những khóa về nghiên cứu đánh giá, sử dụng máy tính, diễn giải dịch tễ học và nghiên cứu hệ thống y tế.

  4. Chương trình và học liệu cần được giữ ở mức độ kinh nghiệm nghiên cứu và khả năng định lượng của người tham gia. Không bao giờ để quá cao hoặc quá chi tiết ngoài khả năng tiếp thu của họ. Giảng viên cần được khuyến khích để đáp ứng các bài giảng và chủ đề thích hợp với đối tượng, thời lượng và mục tiêu của mỗi khóa học.

  5. Các mục tiêu học tập cần được nêu ra trong mỗi và mọi buổi học. Học liệu được trình bày hoặc các phác thảo từ đó cần được đánh giá bởi nhóm lập kế hoạch để đảm bảo sẽ hoàn thành được mục tiêu học trong thời gian cụ thể. Cách tiếp cận này có thể là một cơ chế có ảnh hưởng nhất để điều phối tài liệu học tập và loại bỏ việc trùng lắp không cần thiết hoặc sai lệch nội dung. Những giảng viên mới có thể tham khảo hướng dẫn của WHO về chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn cho mục tiêu học tập.

  6. Cần cung cấp việc học theo nhóm nhỏ, học qua thực hành và một mặt tương tác thường xuyên giữa những học viên với nhau, mặt khác là tương tác giữa người học và giảng viên. Hơn nữa, cách trình bày cần kích thích và khuyến khích học viên tham gia chủ động cũng như mang tính thú vị: các bài giảng khô khan mô phạm không có thảo luận sẽ không có chỗ đứng trong các khóa ngắn hạn.

  7. Các khuyến nghị và hướng dẫn về các nguồn và phương thức học thêm có thể được đưa vào để đảm bảo việc học tập liên tục. Có thể xem xét tổ chức các khóa học củng cố hoặc tăng cường cho những người thực sự quan tâm.

  8. Các dự án đề tài được chọn để thảo luận và/hoặc xem xét nghiên cứu cần nằm trong phạm vi quan tâm của cá nhân hoặc của nhóm nhỏ. Khả thi nhất là các dự án hướng dịch vụ.

  9. Cần chọn giảng viên một cách kỹ càng. Khả năng giảng dạy không nhất thiết đi cùng với bằng cấp khoa học. Một quy tắc chung là khóa học càng ngắn và người học càng ít kinh nghiệm thì yêu cầu giảng viên càng phải nhiều kinh nghiệm.

  10. Các ứng viên cần được chọn theo những tiêu chí cụ thể liên quan đến mục tiêu khóa học. Lựa chọn tùy tiện và theo ưu tiên thiên vị là phản tác dụng.

  11. Sự hấp dẫn về vật chất, xã hội và sắp xếp hậu cần đóng góp vào thành công của khóa học.

Sự thành công của khóa học ngắn hạn đào tạo về phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào việc lên kế hoạch và thực hiện thích đáng; tuy nhiên không phải tất cả các khóa học đều thành công như mong đợi. Rất nhiều sai lầm tồn tại dễ đưa toàn bộ cách tiếp cận này ra cho chỉ trích; nhận ra được những sai lầm này là bước đầu tiên trong nỗ lực cải thiện khóa học, nếu thực hiện được các biện pháp phòng ngừa và sửa chữa. Các sai lầm gồm có:

  1. thổi phồng mục tiêu mà không đánh giá đúng thực tế các giới hạn vốn có của khóa ngắn hạn;

  2. sai lệch về nội dung, khi người lên kế hoạch có thể đẩy nhiều nội dung về lĩnh vực của học vào bài học thay vì phối hợp những đóng góp của họ với những người từ các lĩnh vực khác để đạt được mục tiêu khóa học;

  3. giải quyết không đầy đủ hoặc qua loa nội dung thiết kế nghiên cứu - là nội dung trung tâm của đào tạo và phương pháp nghiên cứu;

  4. sử dụng cùng các học liệu đơn điệu (và thậm chí cùng một handouts) mà chỉ chỉnh sửa rất ít về mục tiêu, thời lượng khóa học và kinh nghiệm của người tham gia;

  5. trình bày bài giảng quá phức tạp cho người học;

  6. tuyển giảng viên có trình độ khoa học nhưng thiếu khả năng giảng dạy, nhất là cho nhu cầu năng động của khóa ngắn hạn;

  7. chọn học viên tùy tiện hoặc không thích hợp; và

  8. cuối cùng, một sai lầm nghiêm trọng cần thảo luận nhiều hơn. Sai lầm này liên quan đến việc sử dụng các biệt ngữ chuyên ngành mâu thuẫn, không mạch lạc. Không có gì sai khi sử dụng các thuật ngữ. Mặt khác, giảng viên được khuyến khích đưa các thuật ngữ trở nên quen thuộc với người tham dự với điều kiện là có liên quan tới thiết kế nghiên cứu. Vấn đề nảy sinh với các thuật ngữ được sử dụng khác nhau trong những lĩnh vực khác nhau. Nếu người học không được chú giải về sự khác biệt này có thể đưa đến việc hiểu lầm và phản bác. Hai ví dụ thường gặp là “giả thuyết” và “kiểm định giả thuyết” được sử dụng khác nhau giữa nhà thống kê và nhà dịch tễ học.

  9. Các khóa đào tạo ngắn hạn phương pháp nghiên cứu là một cơ chế khả thi để nâng cao năng lực nghiên cứu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên các khóa này không thể loại trừ hoặc xem như là thay thế cho đào tạo dài hạn.

  10. Hạt nhân trung tâm của khóa học phải là thiết kế nghiên cứu. Dịch tễ học, sinh thống kê và khoa học xã hội chỉ là những công cụ cần được đưa vào trong thiết kế nghiên cứu.

  11. Vì khóa học là ngắn, cần lên kế hoạch cẩn thận để tối ưu sự đóng góp và đạt được mục tiêu khóa học.

  12. Khóa học cần được đáp ứng nhu cầu những người học, những người này cần được lựa chọn cẩn thận.

  13. Giảng viên cũng cần được lựa chọn cẩn thận và cần chịu trách nhiệm chung cho toàn khóa học.

[phuluca]

Cần chọn một hoặc hai bài báo từ mỗi nhóm các bài báo gợi ý cho các nghiên cứu cắt ngang, đoàn hệ và bệnh-chứng.

  1. Nghiên cứu cắt ngang

    Cristina Leske, M. (1981) Estimating incidence from age-specific prevalence in glaucoma. Am. J. Epidemiol., 113

    Hallgrimsson, J. (1979) Chronic non-rheumatic aortic valvular disease: a population study based on autopsies. J.chron. Dis.,32, 355-363

    Marmot, M. (1975) Epidemiologic studies of coronary heart disease and stroke in Japanese men living in Japan, Hawaii and California: prevalence of coronary and hypertensive heart disease and associated risk factors. Am. J. Epidemiol., 102

  2. Nghiên cứu đoàn hệ

    Herbst, A. (1980) A comparison of pregnancy experience in DES-exposed and DES-unexposed daughters. J. Reprod. Med. 24, 62-69

    Patriarca, P. (1982) Kawasaki syndrome; association with the application of rug shampoo. Lancet, ii

    Seyfried, P. L. (1985) A prospective study of swimming-related illness. 1. Swimming associated health risk. Am. J. Public Health, 75, 1068-1070

    The Coronary Drug Project Research Group (1979) Cigarette smoking as a risk factor in men with a prior history of myocardial infarction. J. Chronic Dis., 32, 415-425

    Vessey, M. P. (1977) Mortality among women participating in the Oxford Family Planning Association contraceptive study. Lancet, ii

    Wahdan, M. H. (1980) A controlled field trial of live oral typhoid vaccine Tyzla. Bull. World Health Organ., 53, 469-474

    Warrell, D. A. Dexamethasone proves deleterious in cerebral malaria. New Engl. J. Med., 6, 205-211

    Zumrawi, F. (1981) Dried skimmed milk, breast-feeding and illness episodes - a controlled trial in young children in Khartoum province, Sudan. Int. J. Epidemiol., 10, 303-308

  3. Nghiên cứu bệnh-chứng

    Aromaa, A. (1976) Breast cancer and use of rauwolfia and other antihypertensive agents in hypertensive patients: a nation-wide bệnh-chứng study in Finland. Int. J. Cancer, 18, 727-738

    Beattie, A. D. (1975) Role of chronic low-level lead exposure in the etiology of mental retardation. Lancet, i, 589- 592

    Greenberg, G. (1977) Maternal drug histories and congenital abnormalities. Br. Med. J., ii, 853-856

    Halsey, N. A. (1980) Risk factors in subacute sclerosing panencephalitis. A case-control study. Am. J. Epidemiol., iii, 415-424

    Heinonen, O. P. (1974) Reserpine use in relation to breast cancer. Lancet, ii, 675-677

    Nelson, D. B. (1980) Aflatoxin and Reyes’ syndrome: a bệnh-chứng study. Pediatrics, 66, 865-869

    Shapiro, C. (1985) A case-control study of BCG and childhood tuberculosis in Cali, Colombia. Int. J. Epidemiol., 14, 441-446

    Shapiro, S. (1980) Recent and past use of conjugated estrogen in relation to adenocarcinoma of the endometrium. New Engl. J. Med., 303, 485-489

Đọc bài báo được cho một cách cẩn thận và thực hiện phê bình lần lượt theo các câu hỏi sau. Bạn không nên lo lắng nếu có bỏ sót các câu hỏi hay có một số khái niệm không quen thuộc. Bạn sẽ tiếp thu các khái niệm này trong suốt khóa học. Đây chỉ là để khảo sát. Vui lòng không thảo luận với bất kỳ ai khi trả lời.

  1. Vấn đề

    Vấn đề nghiên cứu có được xác định và nêu lên một cách rõ ràng không?

    ▫ Có   ▫ Không

    Câu hỏi nghiên cứu có cụ thể, hay không rõ ràng?

    ▫ Có   ▫ Không   ▫ Không rõ ràng

    Phát biểu ngắn gọn vấn đề nghiên cứu trong một đoạn

    Nêu cụ thể hai câu hỏi nghiên cứu quan trọng trong bài báo.

  2. Mục tiêu

    Mục tiêu tổng quát và cụ thể của nghiên cứu có cụ thể không?

    ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

  3. Tổng quan Tài liệu

    Tổng quan tài liệu có cập nhật không?

    ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

    Tổng quan tài liệu có được đánh giá phê bình không?

    ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

  4. Giả thuyết

    Giả thuyết của nghiên cứu có cụ thể không?

    ▫ Có   ▫ Không

    Nêu ra các giả thuyết liên quan tới nghiên cứu, theo cách của bạn

    1. Giả thuyết khái niệm:

    2. Giả thuyết điều hành:

  5. Chiến lược

    Bạn phân loại nghiên cứu này như thế nào (chọn một)

    1. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng mù đôi

    2. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

    3. Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng

    4. Nghiên cứu mô tả, nghiên cứu sinh thái

    5. Nghiên cứu bệnh-chứng

    6. Nghiên cứu đoàn hệ (tiến cứu, hồi cứu)

    7. Nghiên cứu cắt ngang

    8. Khác (cụ thể)

  6. Dân số nghiên cứu

    Đơn vị quan sát trong nghiên cứu này là gì?

  7. Dữ liệu thu thập

    Dữ liệu gì được thu thập về các đơn vị này?

    Biến phụ thuộc và biến số độc lập là gì?

  8. Chọn mẫu

    Kỹ thuật chọn mẫu là gì?

    Các đối tượng được chọn có là một mẫu đại diện?

    Kết quả của nghiên cứu có thể khái quát ra cho dân số nào?

  9. Đối chứng

    Nhóm chứng nào được sử dụng?

    Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là so sánh được?

    ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

    Nếu bạn thiết kế lại nghiên cứu này, bạn sẽ phân bố ngẫu nhiên vào nhóm nghiên cứu và nhóm chứng như thế nào?

    Những tiêu chí nào được dùng để cho thấy sự so sánh được giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng?

  10. Phương tiện nghiên cứu

Các phương tiện nghiên cứu nào được sử dụng trong nghiên cứu này?

1.  Bộ câu hỏi

2.  Kế hoạch phỏng vấn

3.  Khám sức khỏe

4.  Xét nghiệm

5.  Khác; cụ thể

Vấn đề đạo đức có được xem xét thỏa đáng không?

▫ Có   ▫ Không

Bình luận
  1. Lưu đồ
Vẽ lưu đồ tóm tắt nghiên cứu
  1. Lịch nghiên cứu
Thời gian của nghiên cứu là bao lâu?
  1. Phân tích
Phương pháp phân tích có thỏa đáng về mặt

1.  Lên bảng thống kê   ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

2.  Kiểm định ý nghĩa   ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

3.  Kiểm soát nhiễu    ▫ Có   ▫ Không

    Bình luận

Xem xét phân tích thống kê dữ kiện, trả lời các câu hỏi sau:

1.  Phép kiểm thống kê nào được sử dụng? Giải thích kết quả.

2.  Mức độ ý nghĩa nào được sử dụng?

3.  Có đề nghị kiểm định thống kê nào khác?
  1. Kết luận
Kết luận có hình thành một cách hợp lý từ các kết quả của nghiên cứu không hay bị sai lệch?

Những kết quả của nghiên cứu này có nhất quán với những điều bạn biết từ nghiên cứu, kinh nghiệm bản thân hoặc những gì đọc được không?

Bạn có chấp nhận các kết quả của nghiên cứu này không? (chọn một)

1.  Có – không nghi ngờ gì

2.  Có – nhưng e dè

3.  Không

4.  Bình luận
  1. Tổng quát
Đánh giá tổng quát của bạn về nghiên cứu này về các mặt mạnh và giới hạn là gì?

1.  Điểm mạnh:

2.  Những hạn chế:

Comments

comments powered by Disqus