Lập kế hoạch và quản lý nghiên cứu

by Kinh Nguyen

Chương trình nghiên cứu

Là một hoạt động phức tạp, nghiên cứu đòi hỏi việc phải lên kế hoạch, quản lý, thực hiện cẩn thận trong quá trình phát triển và thực hiện. Trong xu thế chung của thế giới về những hạn chế trong kinh phí nghiên cứu, việc một nghiên cứu được lập trình chi tiết với những mục tiêu được xác định rõ ràng và khả thi ngày một cần thiết hơn nữa. Một số bước cơ bản cần thiết trong phát triển một chương trình nghiên cứu bao gồm:

  1. xác định vai trò dự kiến và phạm vi của đơn vị thực hiện nghiên cứu;

  2. xác định những nguồn lực và năng lực của đơn vị nghiên cứu, gồm nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn cung ứng, thời gian và kinh phí và khả năng tiếp cận với tài liệu nghiên cứu;

  3. lựa chọn chủ đề nghiên cứu, xem xét các yếu tố như

    • tầm quan trọng và tác động của vấn đề;

    • nhu cầu bức thiết của giải pháp;

    • thích hợp với mục tiêu của tổ chức tài trợ;

    • khả năng giải quyết được của vấn đề sẽ điều tra;

    • tính khả thi của cách tiếp cận;

    • cơ hội thành công;

    • tác động mong đợi nếu có kết cuộc thành công;

    • lợi ích về mặt huấn luyện nhân viên và các yếu tố nâng cao năng lực nghiên cứu khác;

  4. xây dựng dự thảo quy trình nghiên cứu dùng làm tài liệu hướng dẫn cho việc thực hiện, giám sát và đánh giá nghiên cứu;

  5. thiết lập cấu trúc quản lý rõ ràng với các cơ cấu chỉ đạo, giám sát, tư vấn và cộng tác dựa trên mô tả công việc dựa trên từng nhiệm vụ cụ thể;

  6. xây dựng kế hoạch thời gian cho các mục tiêu để thống nhất kết quả và chuẩn bị để phổ biến kết quả, kể cả đăng bài trong các tạp chí khoa học.

Thực hiện nghiên cứu

Quy trình tiến hành nghiên cứu tuân theo những bước đơn giản gồm xây dựng vấn đề, lên kế hoạch tiếp cận (thiết kế nghiên cứu) và thực hiện các hoạt động theo một hệ thống chiến lược đưa đến các mục tiêu cụ thể mà sẽ đưa giải pháp cho vấn đề. Nội dung sau cung cấp một khuôn khổ cho một đề cương nghiên cứu trong đó những yếu tố cơ bản của một nghiên cứu có thể được kết hợp chặt chẽ (chi tiết hơn được trình bày trong Chương 11):

  1. Định hình vấn đề:

    • nhận dạng vấn đề (vấn đề là gì);

    • xác định vấn đề ưu tiên (tại sao vấn đề này quan trọng);

    • phân tích lý do (có thể giải quyết được vấn đề không và lợi ích với xã hội nếu giải quyết được vấn đề là gì);

  2. Bối cảnh:

    • xem xét y văn (những gì ta đã biết);
  3. Xây dựng mục tiêu

    • đưa ra các câu hỏi tùy theo các mục tiêu tổng quát và cụ thể;

    • phát triển các giả thuyết có thể kiểm định được để đạt tới mục tiêu;

  4. Phương pháp nghiên cứu

    • xác định dân số, các đặc điểm quan tâm và các phân phối xác suất;

    • loại nghiên cứu (quan sát hay phân tích, khảo sát hay thực nghiệm);

    • phân phối thu thập dữ kiện, quản lý và phân tích:

      • chọn mẫu;

      • các phương tiện đo lường (tính giá trị và tính tin cậy của phương tiện);

      • huấn luyện người phỏng vấn;

      • kiểm soát chất lượng đo lường;

      • số hóa, kiểm tra và thẩm định các đo lường; các vấn đề về mất dữ kiện;

      • thống kê tóm tắt thông tin;

      • kiểm định giả thuyết ;

      • xem xét các khía cạnh đạo đức;

  5. kế hoạch thực hiện

    • nhân lực;

    • kế hoạch làm việc (ai sẽ làm gì, và khi nào);

    • quản lý dự án;

  6. Kế hoạch phổ biến kết quả

    • trình bày với người có thẩm quyền để ứng dụng thực hiện kết quả nghiên cứu (nếu thích hợp);

    • đăng bài trên các tạp chí khoa học và các lĩnh vực khác (gồm cả các cơ quan tài trợ cho dự án) để phổ biến rộng rãi các phát hiện của nghiên cứu.

Một đề cương tốt sẽ còn bao gồm thêm một tóm tắt kế hoạch thực hiện trình bày tổng quát về các chủ đề trên, với một ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu cho cả những người không có chuyên môn và danh sách các tài liệu tham khảo đã sử dụng.

Comments

comments powered by Disqus