Đóng góp và bối cảnh của những tiến bộ dịch tễ học [II]: Hút thuốc lá: kết thúc một đại dịch hay viễn cảnh mới cho tiểu sát nhân màu trắng?

February 17, 2014 by Kinh Nguyen

Sự thịnh hành của hút thuốc lá điếu không phản ánh sự gia tăng lượng tiêu thụ, mà đúng hơn là do sự thay đổi trong phương pháp sản xuất và quảng bá thuốc lá. Mỗi máy cuốn thuốc lá Bonsack được sản xuất vào những năm 1880 có thể sản xuất ra trên 100.000 điếu mỗi ngày, giúp tăng khả năng các công ty thuốc lá thu lợi qua cách bán số lượng lớn thuốc lá điếu giá rẻ (lãi suất trên mỗi điếu thuốc giảm xuống, và công nghệ này chỉ có thể áp dụng nếu lượng tiêu thụ đã tăng mạnh). Thuốc lá dạng hít, nhai và thuốc tẩu đã giảm mạnh trong giai đoạn thay đổi này, nhưng là về mặt cách sử dụng thuốc, còn tổng lượng sử dụng thuốc lá thì tăng mạnh. Sự thịnh hành của thuốc lá điếu đã dẫn đến những năm tiếp sau đó, tỷ suất tử vong do ung thư phổi bắt đầu tăng dần nhanh chóng.

Đến năm 1935, Fritz Lickint thu thập và thảo luận các dữ kiện về xu hướng thời gian, sinh thái và lâm sàng với hàm ý rõ ràng là việc hút thuốc lá gây ung thư phổi 1, thêm sau đó là hai nghiên cứu bệnh-chứng đột phá công bố tại Đức vào năm 1939 2 và 1943 3. Các nghiên cứu bệnh-chứng đáng tin cậy khác được báo cáo từ Mỹ và Anh năm 1950 sau này cung cấp sự khẳng định mạnh mẽ cho các phát hiện trước đó về mối liên quan này 4 5 6 7 8 .

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/ce/Bonsack_machine.png/718px-Bonsack_machine.png

Máy cuốn thuốc lá chế tạo bởi James Albert Bonsack năm 1880.

Dù từ trước đó rất lâu, giới khoa học đã chú ý tới các căn nguyên từ môi trường của các bệnh mạn tính ở người lớn do sự phân bố của các bệnh ung thư theo nghề nghiệp 9. Sử dụng thuốc dạng hít đã được nhận biết là nguyên nhân ung thư mũi vào năm 1761 10, hút thuốc tẩu được biết là gây ung thư miệng vào khoảng giữa đến cuối thế kỷ 19.1112. Tuy nhiên việc phát hiện các hành vi phổ biến trong dân số dù có mức nguy cơ tương đối thấp và nhưng dài hạn có tầm quan trọng rất lớn đối với cách xác định và điều tra nguyên nhân của các bệnh mạn tính, trong cả dịch tễ học và y tế công cộng. 13

Việc thừa nhận mối liên quan mạnh giữa hút thuốc lá và ung thư phổi trong giới khoa học và cộng đồng tuy chậm nhưng vững chắc. Nối tiếp sau đó là các nghiên cứu công bố về mối liên quan giữa hút thuốc lá với các bệnh hiểm nghèo khác, đặc biệt là bệnh mạch vành và hô hấp đã đẩy tỷ suất hút thuốc giảm xuống, kéo theo giảm tỷ suất tử vong ung thư phổi ở một số nước.

Tuy vậy, các quyền lực kinh tế liên quan đến ngành công nghiệp thuốc lá cũng kháng cự lại việc công bố và phổ biến kiến thức rằng hút thuốc lá là nguy hại 14, và những công ty này giờ đây đang tiếp thị xông xáo hơn trong các thị trường nhiều lợi nhuận và ít sự kháng cự (với hành vi hút thuốc lá) của các nước đang công nghiệp hóa, báo hiệu sự xuất hiện trong tương lai của những dịch bệnh vốn lâu nay hiếm gặp trong những môi trường này 15.

Phần III: Căn nguyên từ khi bào thai của bệnh tật ở người lớn: sự trở lại của sinh lý học xã hội


  1. Lickint F. Der Bronchialkrebs der Raucher. Munch Med Wschr 1935; 82:122–24. 
  2. Müller FH. Tabakmissbrauch und Lungencarcinom. Z Krebsforsch 1939;49:57–84. 
  3. Schairer E, Schöniger E. Lungenkrebs und Tabakverbrauch. Z Krebsforsch 1943;54:261–69 
  4. Levin ML, Goldstein H, Gerhardt PR. Cancer and tobacco smoking. Journal of the American Medical Association 1950;143:336–38. 
  5. Wynder EL, Graham EA. Tobacco smoking as a possible etiologic factor in bronchogenic carcinoma. Journal of the American Medical Association 1950;143:329–36. 
  6. Doll R, Hill AB. Smoking and carcinoma of the lung. Preliminary report. Br Med J 1950;2:739–48. 
  7. Schrek R, Baker LA, Ballard GP, Dolgoff S. Tobacco smoking as an etiologic factor in disease. Cancer Research 1950;10:49–58. 
  8. Mills CA, Porter MM. Tobacco smoking habits and cancer of the mouth and respiratory system. Cancer Research 1950;10:539–42. 
  9. Thackrah CT. The effects of arts, trades and professions on health and longevity. London: Longman, 1832. 
  10. Redmond DE JR. Tobacco and cancer: the first clinical report, 1761. N Engl J Medicine 1970;282:18–23. 
  11. Bouisson. Du cancer buccal chez les fumeurs. Montpellier Medical 1859; 2:539–59. 
  12. Bouisson. Du cancer buccal chez les fumeurs. Montpellier Medical 1859; 3:19–41. 
  13. Kuh D, Davey Smith G. The life course and adult chronic disease: an historical perspective with particular reference to coronary heart disease. In: Kuh D and Ben-Shlomo Y (eds). A life course approach to chronic disease epidemiology. Oxford: Oxford University Press, 1997, pp.15–41. 
  14. Sweda EL Jr, Daynard RA. Tobacco industry tactics. Br Med Bull 1996;52:183–92. 
  15. Lopez AD. Counting the dead in China. Br Med J 1998;317:1399–40. 

Comments

comments powered by Disqus