Tại sao hầu hết phát hiện trong các nghiên cứu là sai?

July 2, 2013 by Kinh Nguyen

bad science

Các phát hiện trong các nghiên cứu đã công bố nhiều khi về sau bị bác bỏ hoặc trở nên không đáng tin do có thêm các nghiên cứu và bằng chứng sau này. Việc này xảy ra trong tất cả các thiết kế nghiên cứu, từ thử nghiệm lâm sàng cho đến các nghiên cứu dịch tễ học và các nghiên cứu về sinh học phân tử hiện đại.

Các phát hiện sai lệch đang càng trở nên phổ biến trong các nghiên cứu hiện tại. Tuy vậy điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi có thể chứng minh được hầu hết các phát hiện tuyên bố trong các nghiên cứu là sai.

Trước tiên để thuận tiện, cần qui ước các từ ngữ sau trong khuôn khổ này, với một mối liên quan nhất định:

  • Âm tính: nghiên cứu cho kết quả không có ý nghĩa thống kê
  • Dương tính: nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê
  • Dương giả: một mối liên quan thực sự là KHÔNG có ý nghĩa thống kê nhưng nghiên cứu cho kết quả  ý nghĩa thống kê.
  • Phát hiện: các phát hiện từ các nghiên cứu được định nghĩa là bất cứ mối liên quan có ý nghĩa thống kê nào trong các nghiên cứu, v.d. can thiệp là hiệu quả, yếu tố là nguy cơ, là biến số tiên đoán hay có mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
  • Giá trị tiên đoán dương (PPV): xác suất một mối liên quan thực sự có ý nghĩa thống kê, nếu nghiên cứu cho kết quả có ý nghĩa thống kê, ta mong muốn PPV càng cao càng tốt.

Phát hiện dương giả

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều nghiên cứu đều không được lập lại (không có nghiên cứu khẳng định lại) và kết luận kết quả nghiên cứu chỉ dựa vào một nghiên cứu duy nhất và đánh giá quan mức độ ý nghĩa thống kê, điển hình là p-value< 0.05 (trong khi cách tiếp cận tần suất suy diễn dựa trên giả định về việc lập lại nghiên cứu nhiều lần) - Xem thêm Suy diễn Bayesian. Tóm tắt và đại diện cho 1 nghiên cứu không thể hoàn toàn dựa trên p-values, nhưng không may là có một ý tưởng phổ biến là các bài báo nghiên cứu y học chỉ cần diễn giải dựa trên p-values.

Có thể chứng minh được là hầu hết các phát hiện trong nghiên cứu là sai.

Chứng minh dựa trên suy diễn Bayes

Để đọc tiếp, hiểu một số thuật ngữ sử dụng thêm như sau,

Ví dụ tỷ lệ lưu hành bệnh X trong dân số là 40%:

  • một bệnh nhân khi vào khám bệnh, xác suất người này mắc bệnh trước khi có kết quả xét nghiệm là 40% - Đây được gọi là xác suất tiền nghiệm (prior) trong khuôn khổ suy diễn Bayes.
  • kết quả xét nghiệm là bệnh nhân có/không có bệnh -  đây là khả năng bệnh nhân mắc bệnh, trong Bayes được gọi là khả dĩ (likelihood)
  • dựa trên xác suất tiền nghiệm -  tỷ lệ lưu hành; khả dĩ - kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra xác suất tiên đoán dương - đây là xác suất hậu nghiệm (posterior). 

Xác suất một kết quả nghiên cứu quả thật là đúng phụ thuộc vào xác suất tiền nghiệm về mối liên quan là thật (trước khi tiến hành nghiên cứu), năng lực thống kê của nghiên cứu và mức độ ý nghĩa thống kê.

Xem một bảng 2 × 2  trong đó kết quả nghiên cứu được so sánh với một chuẩn vàng về mối liên quan thực sự trong lĩnh vực nghiên cứu. Giả sử có G mối liên quan được đánh giá và chỉ có 1 mối liên quan là có thật, khi đó 1/G là xác suất tiền nghiệm một kết quả nghiên cứu là chính xác. Gọi R là tỉ số của số "mối liên quan thật" và "không có mối liên quan" R = 1 / (G - 1)R phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu và có thể biến thiên rất nhiều tùy vào lĩnh vực, có thể là khả năng có mối liên quan xảy ra là cao hoặc chỉ là rất ít, v.d. chỉ có 1/1000 mối liên quan là thật.

Khi đó

  • xác suất một mối liên quan là đúng trước khi tiến hành nghiên cứu, hay xác suất tiền nghiệm một mối liên quan là đúng là R ⁄ (R + 1).
  • xác suất một nghiên cứu tìm được một mối liên quan thực sự phản ánh qua năng lực nghiên cứu 1 − β (một trừ tỉ suất sai loại II).
  • xác suất kết luận có mối liên quan khi khi thực sự không có mối liên quan phản ánh qua tỉ suất sai loại I: α.

Giả sử có c mối liên quan được điều tra, vọng trị của bảng 2 × 2 được trình bày trong bảng 1, tính toán bình thường cho bảng 2 x 2 với mức ý nghĩa thống kê và năng lực cho trước, xác suất sau khi nghiên cứu một kết quả có thực sự có ý nghĩa thống kê là giá trị tiên đoán dương (PPV).

Bảng 1. Phát hiện từ nghiên cứu và mối liên quan thật sự

Theo bảng trên, xác suất một mối liên quan thực sự là đúng nếu kết quả nghiên cứu cho ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê là

[latex]\dfrac{(1-\beta)R}{(1-\beta)R + \alpha} [/latex]

Do đó, một phát hiện nghiên cứu sẽ có nhiều khả năng là thực sự có mối liên quan nếu

[latex] (1-\beta)R >\alpha [/latex]

lưu ý là ta mong muốn đạt được PPV càng cao càng tốt.

Do thông thường, hầu hết các các nghiên cứu dựa trên mức ý nghĩa thống kê α = 0.05, có nghĩa là một phát hiện từ nghiên cứu sẽ có nhiều khả năng là đúng nếu (1 − β) x R > 0.05. Do đó, nếu muốn PPV cao, năng lực nghiên cứu cần cao hơn 0.05 / R, cụ thể là (1 − β) > α / R - là điều càng không khả thi khi G càng lớn!

Trích: Why Most Published Research Findings Are False, John P. A. Ioannidis

Comments

comments powered by Disqus