Các vấn đề trong thiết lập nhân quả

by Kinh Nguyen

  1. Sự tồn tại của sự tương quan hoặc sự kết hợp không hàm ý nhân quả.

  2. Khái niệm về nguyên nhân đơn lẻ (tác nhân), một khi được đặt trong mối liên quan với các bệnh không truyền nhiễm đã bị thay thế bởi khái niệm về bệnh đa nguyên nhân, như ung thư và bệnh tim. Ngay cả trong các bệnh truyền nhiễm, các yếu tố trong tác nhân, vật chủ và môi trường kết hợp lại để gây ra bệnh. Ví dụ vi trùng lao là yếu tố cần nhưng không đủ để gây ra bệnh lao.

  3. Các tiêu chí sử dụng để thiết lập nhân quả của bệnh truyền nhiễm được gọi là định đề Koch là không áp dụng được đối với các bệnh không truyền nhiễm. Định đề Koch là

    1. tác nhân luôn được tìm thấy với bệnh cùng với thương tổn và giai đoạn lâm sàng.

    2. Không tìm thấy tác nhân ở bất kỳ bệnh nào khác.

    3. Tác nhân được phân lập từ người có bệnh và cấy chuyển qua nhiều thế hệ.

    4. Tác nhân được nuôi cấy có khả năng gây ra bệnh ở các động vật cảm nhiễm.

    Ngay cả trong một số bệnh truyền nhiễm, những định đề này không hoàn toàn thích hợp.

  4. Giai đoạn từ khi phơi nhiễm với một yếu tố hoặc nguyên nhân và sự xuất hiện bệnh lâm sàng là tương đối dài trong các bệnh không truyền nhiễm. Trong suốt giai đoạn tiềm ẩn này, phơi nhiễm với các yếu tố khác phức tạp hóa nghiên cứu.

  5. Sự đặc hiệu dễ xác lập trong các bệnh truyền nhiễm nhưng không áp dụng được cho hầu hết các bệnh khác. Ví dụ như ung thư phổi có thể là kết quả của việc hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với phóng xạ, bụi amiăng hoặc bụi kền. Cùng lúc mỗi yếu tố nguy cơ này có thể gây các bệnh khác ngoài ung thư phổi. Ví dụ như hút thuốc lá có liên quan đến nguyên nhân bệnh tim và khí phế thũng.

  6. Những yếu tố “nhiễu” nhất định hoặc các yếu tố gây nhiễu có liên quan với nguyên nhân bệnh có xu hướng làm lệch hoặc nhiễu mối liên quan với yếu tố nghi ngờ. Việc này đòi hỏi xử lý đặc biệt trong quá trình thiết kế và phân tích để kiểm soát hoặc trung hòa ảnh hưởng của các yếu tố này.

  7. Rất nhiều sai số hệ thống và sai lệch trong thiết kế nghiên cứu hoặc thu thập dữ kiện có thể đưa đến các sự kết hợp sai hoặc đáng nghi ngờ.

  8. Không có phương pháp thống kê nào có thể phân biệt được một sự kết hợp là nhân quả hay không.

Vì nhiều sự bất định như trên, thuật ngữ “suy diễn nhân quả”, “khả năng nhân quả” hay “khả dĩ” được dùng hơn là “kết luận nhân quả”. Những suy diễn như vậy trong rất nhiều trường hợp là đủ để xây dựng chính sách hơn là chờ đợi một bằng chứng chắc chắn, điều có thể không đạt được với nhiều bệnh lý.

Comments

comments powered by Disqus