Nhìn rõ các "khoa học" dởm

November 20, 2012 by Kinh Nguyen

Một bài nói chuyện giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì đằng sau các lời khuyên về sức khỏe của hàng loạt các trang tin đưa ra hiện nay.

Tôi vốn là một bác sĩ, nhưng lại chuyển sang làm nghiên cứu và bây giờ tôi là nhà dịch tễ học. Thực sự, không ai biết dịch tễ học là gì. Dịch tễ học là ngành khoa học giúp chúng ta nhận biết trong thế giới thực tế điều gì tốt cho bạn hay xấu cho bạn.

Ví dụ này lấy từ tờ Daily Mail, tờ báo này đưa ra những bài báo kì dị nhằm phân chia những thứ vô tri vô giác trên thế giới thành những thứ có thể gây ra hoặc ngăn ngừa ung thư.

Ví dụ một số thứ gần đây người ta cho là gây ung thư: ly hôn, Wi-Fi, đồ vệ sinh và cà phê. Còn đây là vài thứ họ cho là ngăn ngừa ung thư: vỏ cây, hạt tiêu, cam thảo và cà phê. Vậy ngay lập tức bạn có thể thấy có nhiều mâu thuẫn. Cà phê vừa gây ra và vừa ngăn ngừa ung thư. Và khi bạn đọc tiếp, bạn có thể thấy thêm các vấn đề xung đột đằng sau bài báo này. Như với phụ nữ, việc nhà ngăn ngừa ung thư vú, đối với nam giới, mua sắm có thể làm cho bạn liệt dương. Vậy, chúng ta biết cần phải bắt đầu làm rõ tính khoa học đằng sau những thông tin này.

Việc làm rõ bằng chứng đằng sau những báo cáo đáng ngờ này không phải là hành động ác ý vì nó có ích về mặt xã hội, có giá trị giải thích cho mọi người. Bởi vì khoa học thực sự là xem xét xem có đủ bằng chứng không cho luận điểm của một ai đó. Đó là những gì diễn ra trong các tạp chí chuyên ngành, trong các hội thảo hàn lâm...Tôi sẽ nói chuyện với quý vị và chứng minh cách chúng hoạt động, thông qua ví dụ của những người đang mắc sai lầm. Và dựa trên nguyên tắc y học chứng cứ.

Bây giờ, chúng ta bắt đầu với loại chứng cứ yếu nhất quen thuộc với con người, và đó là quyền lực. Trong khoa học, ta không quan tâm có bao nhiêu lần tên bạn xuất hiện trong khoa học, ta muốn biết lý do khiến bạn tin vào một cái gì đó. Làm thế nào bạn biết nó tốt cho chúng ta hay có hại cho chúng ta?

Một người được mệnh danh là bác sĩ, tiến sĩ Gollian McKeith, (bà này bị phát hiện bằng về dinh dưỡng của bà giống với bằng cấp cho 1 ..con mèo đã chết khác xem thêm) mỗi nước đều có những người thế này. Bà ấy là quân sư về ăn kiêng trên tivi. Bà ấy có 5 chương trình giờ cao điểm, đưa ra rất nhiều lời khuyên kì lạ về sức khỏe. Hóa ra, bà ấy có một cái bằng tiến sĩ hàm thụ không chính thức đâu đó ở Mỹ. Bà ấy cũng khoe rằng mình là chuyên gia được chứng nhận của Hội cố vấn dinh dưỡng Hoa Kỳ, nghe có vẻ thú vị và hấp dẫn. Bạn có 1 cái bằng và bạn có tất cả mọi thứ. Bà ấy đi ra và nói những điều như bạn nên ăn nhiều lá xanh, bởi vì nó chứa nhiều chất diệp lục và nó sẽ làm tăng lượng oxi trong máu của bạn Và những ai đã từng học sinh học nên nhớ rằng chất diệp lục và lạp lục chỉ tạo ra oxi trong ánh nắng mặt trời, và thêm nữa trong ruột bạn hoàn toàn tối đen sau khi ăn rau.

Tiếp theo, chúng ta cần có khoa học đúng, chứng cứ đúng. Một bài báo về "Rượu vang đỏ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú". Đây là tựa đề từ tờ Daily Telegraph ở Vương quốc Anh. "Một ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú". Trong bài báo này những gì bạn tìm được chỉ là một mẩu tin khoa học khi nó có mô tả về những thay đổi của một enzim khi bạn nhỏ một giọt hóa chất chiết xuất từ vỏ nho màu đỏ vào vài tế bào ung thư trong một phòng thí nghiệm nào đó. Đó thực sự là cách hay để mô tả trong một bài báo khoa học, và kiếm được long tin từ rất nhiều người. Nhưng để trả lời câu hỏi về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú nếu bạn uống rượu vang đỏ thì thí nghiệm đó sẽ không nói với bạn điều gì cả. Thực sự, nguy cơ ung thư vú của bạn tăng dần dần với mỗi lượng cồn mà bạn uống. Vì thế chúng ta cần những nghiên cứu trên người thật.

Và đây là một ví dụ khác. Đây là từ nhà ăn kiêng và dinh dưỡng hàng đầu nước Anh trong tờ Daily Mirror, tờ báo bán chạy đứng thứ hai của Anh quốc: "Vào năm 2001, một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ô-liu khi kết hợp với rau quả và các hạt đậu sẽ tạo ra khả năng bảo vệ vừa phải chống nhăn da". Sau đó họ cho bạn lời khuyên: "Nếu bạn dùng dầu ô-liu với rau sống, bạn sẽ có ít nếp nhăn hơn". Và họ rất sẵn lòng nói cho bạn cách tìm bài báo đó. Vì thế bạn đi tìm bài báo, và những gì bạn tìm được chỉ là một nghiên cứu quan sát. Rõ ràng là không ai có thể trở lại thời điểm năm 1930, theo dõi một nhóm người trong đó một nửa trong số họ ăn nhiều rau quả với dầu ô liu và một nửa ăn đồ ăn nhanh McDonald's, sau đó, theo dõi và ghi nhận xem bạn có bao nhiêu nếp nhăn. Và tất nhiên những gì bạn tìm được là người ăn rau quả với dầu ôliu có ít nếp nhăn hơn. Nhưng đó là vì những người mà ăn rau quả và dầu ô-liu họ là người giàu có, có thể họ ít làm việc ở bên ngoài hơn, có thể họ ít phải lao động tay chân hơn, họ có trợ cấp xã hội tốt hơn, có thể họ ít hút thuốc hơn...Như vậy, vì một loạt những lý do đan xen về văn hóa, chính trị, xã hội, họ có thể có ít nếp nhăn hơn. Điều đó không có nghĩa là do rau và dầu ô liu.

Vì vậy, lý tưởng nhất là bạn làm thử nghiệm để xem các kết luận có đúng hay không. Đây là một khái niệm rất quen thuộc và rất đơn giản, bạn lấy một nhóm người, chia họ ra hai nửa, bạn đối xử nhóm này theo cách này, nhóm khác theo cách khác, và sau một thời gian, bạn theo dõi họ và quan sát những gì xảy ra đối với mỗi nhóm người.

Ví dụ sau về một thí nghiệm có thể nói là thí nghiệm được ghi chép tốt nhất trong các phương tiện truyền thông Anh suốt hơn thập kỷ qua. Đó là thí nghiệm về những viên dầu cá nhắm kết luận là dầu cá làm cải thiện hành vi và thành tích học tập của những đứa trẻ. Họ nói: "Chúng tôi vừa làm một thí nghiệm, tất cả các thí nghiệm trước đây đều có kết quả tốt, và chúng tôi biết thí nghiệm này cũng sẽ như vậy." Vấn đề đó nên được xem xét kĩ vì khi bạn đã biết kết quả của cuộc thí nghiệm thì bạn không nên làm thí nghiệm đó.
Dù sao, đây là những gì người ta làm trong thí nghiệm. Họ chọn 3000 đứa trẻ, cho chúng những viên dầu cá lớn, 6 viên mỗi ngày và một năm sau, họ đánh giá kết quả học tập ở trường của chúng và so sánh kết quả học tập đó với những gì mà họ dự đoán kết quả học tập sẽ đạt được khi chúng không có những viên dầu cá đó. Nghe có vẻ là một nghiên cứu chuyên nghiệp và kết quả là những đứa trẻ có thuốc, thì kết quả của chúng được cải thiện (một liên kết).
Nếu thành tích được cải thiện thì nó có thể là gì khác nếu như đó không phải là hiệu quả do những viên thuốc? Đơn giản là chúng lớn hơn, trưởng thành qua thời gian, và tất nhiên cũng có sự ảnh hưởng của giả dược, tức là bọn trẻ tin có uống thuốc sẽ học tốt hơn và chúng sẽ học tốt hơn nếu tin như vậy.

Ảnh hưởng của giả dược là một trong những điều tuyệt vời nhất trong nền y học. Không chỉ việc dùng thuốc mà bệnh tật, cơn đau của bạn sẽ trở nên tốt hơn mà còn do những niềm tin và mong đợi của bạn. Đó là ý nghĩa văn hóa của trị liệu. Và nó được chứng minh trong phần lớn các cuộc nghiên cứu lý thú so sánh giả dược này với giả dược khác. Vì thế, ví dụ nếu ta biết rằng 2 viên thuốc bằng đường mỗi ngày là cách trị liệu có hiệu quả hơn để loại bỏ bệnh loét dạ dày hơn so với một viên thuốc đường thì uống hai viên thuốc đường sẽ hiệu quả hơn uống một viên thuốc đường mỗi ngày. Và đó là một phát hiện khá vô lý, nhưng là sự thật.

Một nghiên cứu khác nhằm chứng minh rằng truyền dịch là một phương pháp giảm đau hiệu quả hơn so với dùng thuốc đường, ở đây không phải việc tiêm thuốc hay những viên thuốc có tác dụng gì đối với cơ thể, mà bởi vì tiêm thuốc tạo một cảm giác cho bệnh nhân được sự can thiệp lớn hơn. Vì vậy, chúng ta biết rằng niềm tin và sự kỳ vọng của bệnh nhân có thể làm kết quả khác đi, đó là lý do chúng ta cần thử nghiệm để kiểm tra cả giả dược – với một nửa số người được điều trị thực sự và một nửa khác dùng giả dược.

Nhưng điều đó vẫn chưa đủ. Những gì tôi đã trình bày là những ví dụ bằng những cách rất đơn giản và dễ hiểu mà các nhà báo và người bán thuốc và những nhà trị liệu dựa vào tự nhiên có thể bóp méo bằng chứng vì mục đích riêng. Những gì thực sự thú vị là ngành công nghiệp dược phẩm sử dụng các loại thủ thuật và các thiết bị bằng cách phức tạp hơn để xuyên tạc bằng chứng mà họ cung cấp cho các bác sĩ và bệnh nhân, mà chúng ta dùng để đưa ra những quyết định quan trọng.

Vì vậy, trước hết là những thử nghiệm chống lại giả dược: mọi người biết rằng là một thử nghiệm nên so sánh các loại thuốc mới ra với lại giả dược. Nhưng trên thực tế điều đó sai trong nhiều tình huống. Bởi vì hiện nay chúng ta đã có sẵn phương pháp điều trị rất tốt, vì vậy chúng ta không muốn biết rằng cách điều trị mới tốt hơn so với không có gì. Chúng ta muốn so với cách điều trị tốt nhất hiện nay mà chúng ta có. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, bạn vẫn thấy người ta làm thử nghiệm vẫn chống lại giả dược. Và bạn có thể nhận được giấy phép để mang thuốc ra thị trường với những thông tin có mà như không, vô dụng đối với một bác sĩ khi phải đưa ra quyết định.

Nhưng đó không phải là cách duy nhất mà bạn có thể bóp méo dữ liệu Bạn còn có thể bóp méo dữ liệu bằng cách tạo ra thứ để bạn phân biệt thuốc mới với thuốc rác rưởi thực sự. Bạn có thể đưa ra loại thuốc có tính cạnh tranh với liều lượng rất nhỏ, để mọi người không được điều trị đúng cách. Bạn có thể cung cấp cho các loại thuốc có tính cạnh tranh với một liều lượng cao, để mọi người chịu những tác dụng phụ. Và đây đúng là những gì đã xảy ra đối với thuốc làm giảm rối loạn thần kinh để trị chứng tâm thần phân liệt. Cách đây 20 năm, một thế hệ thuốc chống loạn thần mới đã được đưa ra và hứa hẹn rằng chúng sẽ có ít tác dụng phụ hơn. Vì vậy, người ta bắt đầu làm thử nghiệm các loại thuốc mới này để chống lại các loại thuốc cũ, nhưng họ đã sử dụng thuốc cũ với liều lượng cao một cách lố bịch -- 20 mg dược phẩm tổng hợp một ngày. Và đó là một kết luận đã được dự tính trước, nếu bạn đưa ra thuốc với liều cao nó sẽ có tác dụng phụ nhiều hơn và loại thuốc mới của bạn trông có vẻ tốt hơn.

Cách đây 10 năm, lịch sử lại lặp lại một cách thú vị, khi thuốc risperidone, loại thuốc đầu tiên của thế hệ thuốc chống loạn thần mới, bị lộ bản quyền, vậy là bất cứ ai cũng có thể sao chép lại. Mọi người đều muốn khoe thuốc của họ tốt hơn so với risperidone, vì thế bạn thấy một loạt các thử nghiệm so sánh thuốc chống loạn thần mới chống lại thuốc risperidone với tám mg một ngày. Một lần nữa, nó không phải một đơn thuốc vô lý, bất hợp pháp nhưng quá cao so với mức bình thường. Và không phải ngạc nhiên khi nhìn chung, những thử nghiệm được hỗ trợ công nghệ có thể cho kết quả tích cực cao gấp 4 lần so với những thử nghiệm tự bỏ tiền ra.

Nhưng, khi bạn nhìn các phương pháp của các thử nghiệm do công nghiệp y dược tài trợ, chúng thật sự tốt hơn nhiều so với những thử nghiệm tự làm. Tuy nhiên, họ luôn đạt kết quả mà họ muốn. Vậy việc này là thế nào ? Làm thế nào chúng ta có thể giải thích hiện tượng lạ này?

Xem tiếp bài 2.

Nguồn:Bài nói chuyện của Ben Goldacre (TED.com)

Lưu ý: bài viết đã được biên tập theo tác giả để dễ hiểu cho người đọc, không phải nguyên văn

Comments

comments powered by Disqus